BÀI HỌC VỠ LÒNG VỀ CÁC LOẠI PHỤ GIA THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG GIÒ CHẢ.

Là nhóm bao gồm các phụ gia được tạo thành từ hỗn hợp của di-tri-Polyphosphate.
Chúng giúp tăng khả năng tạo nhũ cho sản phẩm tạo nên sự giòn, dai cho các sản phẩm giò chả. Ngăn cản sự tách lớp của protein – nước – mỡ. Đồng thời giảm sự hao hụt trọng lượng sản phẩm. Có khả năng giữ nước cao và khả năng liên kết protein rất cao. Giúp đồng nhất khối nhũ tương thịt-mỡ.
Sử dụng sản phẩm tạo giòn dai, giữ nước, săn chắc, ổn định PH, tiết kiệm chi phí cho: chả lụa, chả cá, xúc xích, pate, bò viên, nem…
Cách sử dụng: cho vào đầu quá trình xay thô hoặc cho vào cùng với nước đá. Liều lượng sử dụng: 1-5g/Kg Sản phẩm.

Là các phụ gia bao gồm: Potassium Sorbate, Sodium benzoat, Super Anti. Kéo dài thời gian bảo quản cho sản phẩm, giúp sản phẩm giữ màu bền đẹp, ngăn chặn quá trình oxy hóa. Không bị nhớt, nấm mốc, ổn định pH…
Chúng được sử dụng cho giò chả, chả cá, bò… bún, mì, phở, nước mắm,… Trong các sản phẩm từ thịt, chúng ta nên sử dụng các chất bảo quản có gốc tự nhiên, không có gốc benzoate. Thời gian bảo quản khoảng 3-5 ngày.
Cách sử dụng: cho vào cuối quá trình xay. Liều lượng sử dụng: 1-5g/Kg Sản phẩm.

Tạo màu hồng đỏ, bảo quản màu, chống oxi hóa, ổn định PH, sử dụng trong chế biến nem, pate, xúc xích, Jambom, thịt nguội…
Cách sử dụng: cho vào đầu quá trình xay hoặc ướp trước nếu có điều kiện. Lưu ý khi cho cần giảm bớt lượng muối hoặc nước mắm. Do các sản phẩm tạo hồng là gốc muối diêm hơi có vị mặn khi sử dụng. Liều lượng sử dụng: 3-5g/Kg Sản phẩm.

Là nhóm bao gồm các phụ gia được cấu thành từ tinh bột biến tính. Xử lý thịt yếu, tái tạo lại độ dẻo dai cho thịt, cá, tăng độ kết dính… đặc biệt thích hợp với các loại thịt đông lạnh đã để lâu.
Cách sử dụng: cho vào đầu quá trình xay nhuyễn. Liều lượng sử dụng: 3-7g/Kg Sản phẩm.

Amino: chiết xuất từ thiên nhiên. Có tác dụng điều vị thay thế mì chính cho độ đậm đà, tương hương vị. Dùng trong ngành sản xuất nước mắm, nước tương, gia vị, mì gói,… Cách sử dụng: cho vào đầu quá trình xay nhuyễn hoặc cho cùng quá trình cho gia vị. Liều lượng sử dụng: 1-5g/Kg Sản phẩm.
I+G: Tăng vị ngọt tự nhiên gấp 170-200 lần mì chính thường. Dùng cho sản phẩm nước mắm, nước tương, và chế biến trong ngành bánh kẹo, nước giải khát,… Cách sử dụng: cho vào đầu quá trình xay nhuyễn hoặc cho cùng quá trình cho gia vị. Liều lượng sử dụng: 1-5g/Kg Sản phẩm.

Hương thịt nước, hương thịt bột, hương quế (dùng cho chả quế), hương cua, hương cá, tôm, hương nước mắm, hương mắm cá cơm, hương mắm cá hồi, hương nước tương, hương bò, hương xông khói, hương pate, hương jame bông, bột tỏi…
Cách sử dụng: cho vào cuối quá trình xay nhuyễn. Liều lượng sử dụng: 1-5g/Kg Sản phẩm.


Nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, các phụ gia thực phẩm có tác dụng tích cực. Tạo được sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng. Giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng. Tạo sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Làm tăng giá trị thương phẩm hấp dẫn trên thị trường; kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.
Trái lại, nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, không đúng chủng loại. Nhất là những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ gây những tác hại cho sức khỏe:
• Gây ngộ độc cấp tính: nếu dùng quá liều cho phép.
• Gây ngộ độc mãn tính: dù dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục.

Điều rất cần lưu ý là chỉ nên sử dụng các phụ gia thực phẩm thuộc loại tự nhiên. Phụ gia thực phẩm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về độ an toàn khi đưa vào cơ thể. Với những loại phụ gia thực phẩm là hóa chất. Ngay cả khi đã được cho phép, cũng nên dùng càng ít càng tốt. Nếu không thật sự cần thiết thì không nên dùng.

—————————————————————————–

CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU, PHỤ GIA THỰC PHẨM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN.




